Bệnh vi khuẩn, virus, tàn lụi Cây bưởi , Cây cam , Cây chanh
Tên khoa học: Tristeza, Closterovirus
Tác nhân gây hại của bệnh vi khuẩn Tristeza
(A) Bệnh gây lõm thân gỗ; (B) Bệnh gây lõm cành gỗ; (C) Triệu chứng gân trong trên lá chanh do virus Tristeza gây ra; (D) Triệu chứng vàng đít (đuôi) trái trên quýt Đường do nhiễm Tristeza.
Virus gây bệnh là Closterovirus có dạng sợi dài với kích thước 11 x 2.000 µm (Bar-Joseph và ctv., 1979). Rầy mềm là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi. Virus không truyền qua cơ giới nhưng có thể truyền qua chiết ghép.
Khả năng gây hại của bệnh vi khuẩn Tristeza
- Triệu chứng bệnh xuất hiện khác nhau trên cây có múi tuỳ theo giống, dòng virus nhiễm, tiêu biểu nhất là gây gân trong, cây bị lùn, cả thân và nhánh cây bị lõm nặng khi bóc vỏ khỏi thân. Từ đó, làm giảm năng suất và kích thước trái, cành trở nên giòn và dễ gãy. Trên quýt đường, khi trái đạt kích thước bằng trái pingpong thì bị vàng từ phần đít lên cuống trái, trái rụng hàng loạt, gây thất thoát nặng cho nhà vườn.
- Phần lớn các cây có múi đều nhiễm Tristeza. Ở ĐBSCL, bệnh Tristeza nhiễm trên cây chanh Giấy Lộ triệu chứng gân trong, một số cây chanh Tàu Lộ triệu chứng lõm thân, cây quýt Đường bị vàng nửa dưới của trái sau đó rụng nhiều, có thể lên đến 50% số trái trên cây.
Tác nhân gây hại bệnh vi khuẩn Tristeza
- Không nhân giống từ các vườn đã nhiễm bệnh Tristeza.
- Sử dụng giống cây sạch bệnh từ các cơ sở sản xuất cây giống có uy tín; không trồng cây có múi vào vùng đang có áp lực bệnh cao.
- Áp dụng công nghệ chuyển gene. Tuy nhiên, kết quả chỉ còn trong phạm vi phòng thí nghiệm và mức độ nhà lưới.
- Vệ sinh vườn, cách ly và tiêu hủy cây bệnh.
- Dùng dòng nhẹ để bảo vệ chéo.
- Sử dụng gốc ghép kháng hay chống chịu bệnh.
- Sử dụng thuốc có hoạt chất Pymetrozin để trừ côn trùng chích hút, tác nhân truyền bệnh Tristeza như Trebon, Actara, Confidor… theo nguyên tắc 4 đúng.
Nguồn: syngenta.com.vn