Bo (B) - Boron
Tên gọi chung của các loại phân cung cấp Bo cho cây trồng
Cây trồng hút Bo chủ yếu ở dạng ion B4O2-7, HBO32- và BO3-3.
1. Ảnh hưởng của Bo đến quá trình sinh lý sinh hóa sau đây:
Sự hút chất dinh dưỡng và sự cố định N, sự khử CO2 và sự hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp, tổng hợp chlorophyll và tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng, sự thoát hơi nước liên quan đến sự vận chuyển các chất trong cây, sự chuyển hóa các chất, sự tạo rễ tạo các bộ phận non đặc biệt là sự tạo thành phấn hoa và kết quả, tính chịu hạn và chịu lạnh, chịu nóng của cây.
Do ảnh hưởng đến sự hình thành nhiều nhóm chất: đường bột, protit, chất béo, sắc tố, vitamin và auxin.
* Biểu hiện của cây trồng thiếu Bo:
Thiếu B lá non ở chồi ngọn mất màu và suy yếu bắt đầu từ phần đáy, chồi ngọn chết
Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.
Người ta cho rằng bo đóng vai trò xúc tác trong các phản ứng tổng hợp các nguyên tố tạo ra vách tế bào do đó bệnh thiếu bo thường xuất hiện ở cây củ. Các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt.
Củ cà rốt bị thiếu bo
Một số loại rau cũng rất nhạy cảm với sự thiếu bo. Cây Sulơ hay bị nâu là do thiếu bo.
Cây Sulơ bị thiếu Bo
Sự khô ruột quả táo, thối củ khoai tây nhiều trường hợp cũng là do sựu biểu hiện của thiếu bo.
Hiện tượng thiếu bo còn nhận xét thấy ở một số cây ăn quả có chiều dài không đều, quả ăn sần sùi và có nhựa chảy ra ở cuống.
Bo còn ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, tăng sự hút nước cho cây họ đậu. Các kết quả nghiên cứu ở Nga còn cho thấy rằng thiếu bo còn giảm lượng RNA ở đỉnh cây và đỉnh rễ, cây họ đậu, giảm DNA ở cây hướng dương. Sự ảnh hưởng này còn làm rối loạn trao đổi chất của cây.
Cây họ đậu bị thiếu Bo
Hiện tượng thiếu bo thường liên quan đến cây trồng hơn là liên quan đến đất.
- Những cây có yêu cầu về bo rất cao có thể liệt kế như sau: thuốc phiện, củ cải trắng, xà lách, củ cải tím, su lơ, bắp cải, đổ tương, lượng bo trong chất khô cao hơn 35 mg/100g chất khô.
- Các cây có lượng bo trung bình carốt, khoai tây, thuốc lá, đậu trắng Hà Lan, cà chua, cần tây.
- Cây họ hòa thảo, lúa, ngô cần bo cấp thấp nhất
Bón cầng nhiêu đạm và kali nhu cầu bo tăng, nhưng bón P nhu cầu bo giảm. Tuy nhiên người ta lại nhận thấy bón bo làm tăng hiệu quả phân lân nên trong thương trường thường hay có loại phân lân có chứa bo. Cách làm này có hai mặt lợi: tăng hiệu quả phân lân và tăng khả năng sử dụng bo của cây.
* Biểu hiện của cây trồng bị ngộ độc Bo
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng bón quá nhiều B cũng gây ngộ độc cho cây. Liều lượng thích hợp cho cây này sẽ không thích hợp với cây khác. Liều lượng thích hợp cho cây chẻ ba có thể gây ngộ độc cho các cây họ đậu khác.
Giai đoạn đầu của ngộ độc bo thường xuất hiện như một mũi vàng lá hoặc những vết lốm đốm. Trong trường hợp nặng, các đốm kẹo cao su xuất hiện trên bề mặt lá thấp hơn với lá thả xảy ra sớm. triệu chứng nặng có thể bao gồm các cành bị bệnh chết mầm.
Lá cây có biểu hiện bị ngộ độ Bo
Các vết đốm thể hiện ở mặt sau lá
Hoại tử tại mép lá, lá úa dần và chuyển mầu vàng cam do ngộ độc Bo quá mức
Hàm lượng Bo cao trong nước tưới hoặc trong đất có thể là vấn đề đối với phát triển cam quýt. Trong trường hợp đất và nguồn nước có hàm lượng Bo cao, chúng ta cần tưới rửa trôi và cải thiện hệ thống thoát nước sẽ kiểm soát vấn đề.
Gốc ghép và chồi khác nhau về tính nhạy cảm với độc tính của boron. Chanh là loại mẫn cảm nhất, tiếp theo là quýt, bưởi và cam.
* Bo trong đất
Lượng Bo trong đất bị mất đi hàng năm rất lớn: 100-200 g/ha/năm do rửa trôi, 50-300 g/ha do sản phẩm thu hoạch (theo Gros ở Pháp). Các nước nhiệt đới số lượng mất đi còn nhiều hơn.
Hàm lượng bo trong đất khá cao: 0,5-10 mg/1kg chất khô, trong đó số lượng bo dễ tiêu chiếm 1-10% bo tổng số. Lượng bo dễ tiêu thường thay đổi theo pH. Vì vậy chỉ xảy ra thiểu bo trong 2 trường hợp sau:
- Đất kiếm hoặc đất chua bón quá nhiều phân.
- Đất trồng trọt lâu ngày bị rửa trôi và thoái hóa.
2. Các hợp chất có chứa Bo có thể dùng làm phân bón cung cấp cho cây trồng và đất.
1/ Axit boric
Công thức hóa học: H3BO3 hoặc B(OH)3
Hàm lượng Bo: 17.5%
Phân tử gam: 61.83 g mol-1
Bề ngoài: Chất rắn kết tinh màu trắng
Điểm nóng chảy: 170,9 °C, 444 K, 340 °F
Điểm sôi: 300 °C, 573 K, 572 °F
Độ hòa tan trong nước: 5,7 g/100 mL (25 °C); 19,10 g/100 mL (80 °C); 27,53 g/100 mL (100 °C)
2/ Natri borat (Hàn the)
Pentahydrat natritetrabonat (Borax đỏ) và Decahidrat natri tetrabonat (Borax xanh)
+ Decahidrat natri tetrabonat (Na2B4O7.10H2O) ở dạng bột có chứa 11,3%B,
+ Pentahydrat natritetrabonat (Na2B4O7.5H2O) ở dạng bột và viên có chứa 14,9% B,
+ Natri tetraborat (Na2B4O7) ở dạng bột và viên có chứa 20,5 B
3/ Datolite (2CaO.B2O3.SiO2.H2O) - Khoáng sản có nguồn gốc từ nham thạch
Công thức khác: CaBSiO4(OH)
Thành phần hàm lượng:
Calcium 25.05 % Ca 35.05 % CaO
Silicon 17.56 % Si 37.56 % SiO2
Boron 6.76 % B 21.76 % B2O3
Hydrogen 0.63 % H 5.63 % H2O
Oxygen 50.00 % O
_____ ______
100.00 % 100.00 % = TOTAL OXIDE
Là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric ở dạng bột viên
4. Colemanhit (Ca2B6O11.5H2O)
Thành phần hàm lượng:
Calcium 19.50 % Ca 27.28 % CaO
Boron 15.78 % B 50.81 % B2O3
Hydrogen 2.45 % H 21.91 % H2O
Oxygen 62.27 % O
______ ______
100.00 % 100.00 % = TOTAL OXIDE
Là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric ở dạng bột viên
5. Ulexite NaCaB5O6(OH)6.5(H2O)
Sodium 5.67 % Na 7.65 % Na2O
Calcium 9.89 % Ca 13.84 % CaO
Boron 13.34 % B 42.95 % B2O3
Hydrogen 3.98 % H 35.57 % H2O
Oxygen 67.12 % O
______ ______
100.00 % 100.00 % = TOTAL OXIDE
Là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric ở dạng bột viên.